Nhắc đã đến câu chuyện ăn uống thì không một ai có thể bỏ qua bữa cơm mẹ nấu, bàn ăn gia đình sum họp đầy đủ từ các món mặn đến canh rau đậm đà. Tuy nhiên, khái niệm bữa cơm gia đình truyền thống ngày càng thay đổi trong sự du nhập văn hoá từ các quốc gia phương Tây trong sự phát triển không ngừng của xã hội.

Bữa cơm gia đình truyền thống
Gia đình là cột mốc, là điểm tựa an toàn cho mỗi cá nhân sau một ngày dài mỏi mệt, bữa ăn gia đình Việt được đề cao là khoảng thời gian không chỉ dành riêng cho việc ăn uống, nó còn là khoảnh khắc sum vầy người thân, là “bàn cơm thần kỳ" gắn kết, sum vầy các thành viên trong gia đình lại với nhau. Xã hội phương Tây không có thói quen “điểm danh" giờ ăn cơm, tuy nhiên đây là nét văn hoá truyền thống không hề xa lạ trong lòng mỗi người con gốc Việt. Thói quen giao tiếp ứng xử cũng được ba mẹ xây dựng cho con cái qua bữa ăn hằng ngày, từ cách cầm đũa, đưa cơm đến phép tắc lễ nghĩa “nhìn trước ăn sau” cũng được rèn luyện mỗi ngày qua bữa cơm. Câu chuyện “về nhà ăn cơm" là nét đẹp văn hoá được giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ trong xã hội Việt Nam.

Bữa cơm Việt được đánh giá là đơn giản nhưng không kém phần cầu kỳ với đủ 3 yếu tố chính làm nên các bữa ăn ngon mắt, ngon miệng: món mặn, món rau, món canh được chế biến bởi bàn tay của mẹ. Mỗi bữa ăn luôn được chăm chút và không thể thiếu sự hiện diện của bát nước mắm chấm ăn kèm với các món đồ chua hay ăn theo thứ tự cơm trước canh sau. Mâm cơm gia đình nhiều hay ít món tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà, tuy nhiên phần lớn đều được chế biến đơn giản phù hợp cho nhu cầu thường nhật mà vẫn đảm bảo đủ các yếu tố dinh dưỡng và luôn thay đổi mỗi ngày.
Bữa cơm gia đình Việt hiện đại
